Khi chia tài sản thừa kế thì không phân biệt con ngoài giá thú hay con trong thời kỳ hôn nhân. Bởi con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ, mà khi xác nhận là cha mẹ của mình thì đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ
Có 02 hình thức con ngoài giá thú được hưởng thừa kế như sau
Hưởng thừa kế theo di chúc
Di chúc để lại tài sản của mình cho người khác là quyền của người để lại tài sản thừa kế. Nếu con ngoài giá thú được chỉ định hưởng di sản trong di chúc hợp pháp thì người này hoàn toàn được quyền hưởng di sản thừa kế.
Hưởng thừa kế theo pháp luật
Hưởng thừa kế theo pháp luật được chia theo quy định của pháp luật về hàng thừa kế. Con ngoài giá thú không có tên trong di chúc nhưng là con chưa thành niên, con thành niên mà không có khả năng lao động thì vẫn được hưởng ít nhất 2/3 suất của một người thừa kế và phải chứng minh được bản thân là con đẻ của người để lại di sản thừa kế. Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, người thừa kế theo pháp luật được chia thành 03 hàng thừa kế như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai: Ông bà nội, ngoại; anh, chị, em, ruột của người chết, cháu ruột gọi người chết là ông bà nội, ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, ngoại; bác, chú, cậu, cô, dì ruột; cháu gọi người chết là bác, chú, cô, dì ruột; chắt gọi người chết là cụ nội, ngoại.
Do đó ngoài trường hợp không được hưởng do bị truất quyền hưởng thừa kế, từ chối nhận di sản… thì con ngoài giá thú có thể được hưởng thừa kế.