02 Quyền chấm dứt việc nuôi con nuôi

Việc nhận con nuôi đã không còn xa lạ đối với chúng ta nữa. Cũng có vài trường hợp nhận nuôi con xong lại muốn chấm dứt quyền nuôi con nuôi.Vậy điều kiện là gì?

1.    Những cá nhân nào có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi?

Điều 26 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định:

“1. Cha mẹ nuôi.

2. Con nuôi đã thành niên.

3. Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi.

4. Cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 25 của Luật này

a) Cơ quan lao động, thương binh và xã hội;

b) Hội liên hiệp phụ nữ.”

2. Có thể bị chấm dứt trong những trường hợp nào?

 Theo quy định của pháp luật về chấm dứt nuôi con nuôi:

“1. cả hai bên tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;

2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này.”

Như vậy nếu có phát sinh một trong những căn cứ trên thì việc nuôi con nuôi sẽ bị chấm dứt trên thực tế. Nếu con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án có thể giao lại con cho cha mẹ đẻ.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.