Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã có những bước hoàn thiện rõ rệt, tạo hành lang pháp lý quan trọng trong việc thực thi các vấn đề hôn nhân gia đình nói chung, về đại diện giữa vợ chồng nói riêng. Hãy cùng tìm hiểu 02 trường hợp không được ủy quyền giữa vợ chồng.
Ly hôn
Tương tự như đăng ký kết hôn, ly hôn cũng là một trong các trường hợp không được uỷ quyền bởi khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 nêu rõ:
“Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì họ là người đại diện”.
Công chứng di chúc của mình
Việc công chứng di chúc là một trong các thủ tục bắt buộc người lập di chúc phải tự thực hiện. Bởi khoản 1 Điều 56 Luật Công chứng nêu rõ:
“1. Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc”
Bởi di chúc là ý nguyện của người có tài sản nhằm để lại di sản cho người khác sau khi chết. Do đó, khi thực hiện thủ tục công chứng di chúc, Công chứng viên cần phải xem xét trạng thái tinh thần, ý nguyện của người lập di chúc.
Bởi vậy, người này bắt buộc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc để đảm bảo đúng quy định các điều kiện để di chúc có hiệu lực pháp luật chứ không thể ủy quyền cho vợ hoặc chồng.
Bài viết hữu ích: Tư vấn pháp luật trước khi kết hôn