Nếu bố mẹ không đủ điều kiện chăm sóc mà giao con cho ông bà thì ông bà có được quyền quản lý tài sản của cháu không?
Theo khoản 2 Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, bố mẹ có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc con chưa thành niên hoặc đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Nếu trong thời kỳ hôn nhân, bố mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con thì có thể yêu cầu người giám hộ. Theo đó, người giám hộ sẽ chăm sóc, giáo dục, đại diện trong các giao dịch dân sự, quản lý tài sản cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên, Điều 52 Bộ luật Dân sự xác định theo thứ tự sau đây:
- Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả.
- Anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo nếu anh/chị cả không có đủ điều kiện trừ thỏa thuận anh/chị ruột khác.
- Ông bà nội, ông bà ngoại nếu không có anh/chị ruột.
Như vậy, có hai trường hợp ông bà có quyền quản lý tài sản của cháu.
1. Nếu bố mẹ vẫn có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con thì việc quản lý tài sản vẫn thuộc quyền của bố, mẹ. Và trong trường hợp này, nếu bố mẹ uỷ quyền cho ông bà quản lý tài sản của cháu thì việc quản lý tài sản sẽ do ông bà thực hiện.
2. Ngược lại, nếu bố mẹ không có đủ điều kiện để chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ là ông bà thì tài sản của con sẽ do ông bà quản lý.