03 bước để trở thành người giám hộ của chồng

Giám hộ là chế định quan trọng không chỉ trong pháp luật dân sự mà còn trong pháp luật HN&GĐ. Hãy cùng tìm hiểu 03 bước để đăng ký người giám hộ của chồng khi bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự.

Thủ tục đăng ký giám hộ khi chồng mất năng lực hành vi dân sự

Theo Điều 20, 21 Luật Hộ tịch 2014 và Quyết định 528/QĐ-BTP, thủ tục đăng ký người giám hộ của chồng được quy định như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
  • Tờ khai đăng ký giám hộ (Mẫu tại Phụ lục 5 Thông tư 04/2020/TT-BTP);
  • Giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên;

Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên;

  • Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền đăng ký giám hộ;
  • Hộ chiếu/CMND/CCCD hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân. Ngoài ra, xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký giám hộ.
Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ được nộp tại UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ
  • Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.
  • Sau khi nhận đủ hồ sơ, nếu thấy yêu cầu đăng ký giám hộ đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã.
  • Trường hợp Chủ tịch UBND cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký giám hộ, cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ. Chủ tịch UBND cấp xã cấp Trích lục đăng ký giám hộ cho người yêu cầu.

Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam

 

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.