Di chúc miệng là sự thể hiện ý chí bằng lời nói của người để lại di chúc nhằm chuyển tài sản của mình cho những người còn sống sau khi người lập di chúc chết. Di chúc miệng được thành lập khi một người không có khả năng lập văn bản.
Điều kiện để lập di chúc miệng
Để tránh trường hợp những người muốn nhận di sản thừa kế của người mất lừa dối nhằm không thể hiện đúng ý chí của người để lại di chúc nhằm chiếm đoạt tài sản thì di chúc miệng thì pháp luật đã đưa ra những lưu ý khi lập di chúc bằng miệng:
Việc thành lập một di chúc miệng khi một người không có khả năng lập di chúc văn bản, tính mạng của người đó có thể bị cái chết đe dọa
Di chúc miệng có đủ điều kiện phát sinh hiệu lực thì phải đảm bảo về cá nhân lập di chúc, nội dung, hình thức của di chúc
Mặc dù tính mạng của họ đang bị đe dọa nhưng về mặt tinh thần họ phải còn minh mẫn, sáng suốt và không bị một ai khác xúc tác, cưỡng ép để lập di chúc
Nội dung của di chúc không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải thiết lập di chúc bằng văn bản và phải được cha, mẹ, người giám hộ đồng ý về.
Có ít nhất 02 người làm chứng cho việc lập di chúc này. Thời hạn 05 ngày kể từ ngày người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng thì những người được thừa kế di chúc và những người làm chứng phải ra văn phòng công chứng hoặc UBND nơi người để lại di chúc cư trú để chứng thực. Sau 30 ngày kể từ ngày di chúc miệng được thiết lập mà người lập di chúc vẫn còn sống thì di chúc mặc nhiên bị hủy bỏ
Những người không được làm chứng cho việc lập di chúc bao gồm:
- người được thừa kế theo di chúc miệng;
- người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản.