Các cặp vợ chồng thường lựa chọn thỏa thuận với nhau về tài sản. Vậy, làm sao để thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng phát sinh hiệu lực?
Những yếu tố để thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng phát sinh hiệu lực?
- Về mặt hình thức
Căn cứ Điều 47 Luật HN&GĐ. Hình thức thỏa thuận là văn bản có công chứng chứng thực.
Đối với thỏa thuận nên được lập trước khi kết hôn. Hình thức là văn bản có có chữ ký của các bên được công chứng, chứng thực. Văn bản có hiệu lực kể từ ngày đăng kí kết hôn.
Nếu trước khi xác lập hôn nhân, vợ chồng không có thỏa thuận. Thì sau khi xác lập hôn nhân, họ không có quyền thỏa thuận để xác lập chế độ tài sản này. Khi đó, chế độ tài sản theo luật định sẽ mặc nhiên được áp dụng.
- Về mặt chủ thể
Về bản chất, thỏa thuận tài sản này là một giao dịch dân sự. Do đó cần đáp ứng điều kiện có hiệu lực của giao dịch. Theo quy định tại khoản 1 Điều 117 BLDS 2015 thì:
- Người tham gia giao dịch phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự phải hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật. Không trái đạo đức xã hội.
- Về mặt nội dung
Vì đây là thỏa thuận giữa vợ chồng nên nội dung được xây dựng dựa trên quyền và nghĩa vụ của đôi bên. Thỏa thuận này không được vi phạm các nguyên tắc chung đối với chế độ tài sản chung.