05 quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình

1. Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình?

Là quyền của cá nhân trong hôn nhân và gia đình khi các cá nhân này xác lập quan hệ hôn nhân với nhau dưới sự chấp thuận và ghi nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. 05 quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình

Thứ nhất, quyền kết hôn: Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân thủ điều kiện về độ tuổi; sự tự nguyện; phải có đầy đủ các năng lực hành vi dân sự và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn theo luật định.

Thứ hai, quyền ly hôn: Chỉ với tư cách là vợ, chồng mới có quyền yêu cầu ly hôn. Ngoài ra, pháp luật này có quy định thêm cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

Lưu ý: Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Thứ ba, quyền bình đẳng giữa vợ, chồng: Nội dung của nguyên tắc này bảo đảm quyền bình đẳng của vợ chồng trong các quan hệ nhân thân và tài sản.

Thứ tư, quyền xác định cha, mẹ, con: con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết; con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha. Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết; Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.

Thứ năm, quyền được nhận làm con nuôi và quyền nuôi con nuôi

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.