Cho chồng vay tiền có phải lập hợp đồng?

Trong nhiều trường hợp, chồng muốn vay tiền vợ để kinh doanh hoặc vì mục đích nào đó. Lúc này, có phải lập hợp đồng cho chồng vay tiền không?

Có phải lập hợp đồng khi cho chồng vay tiền?

Trong trường hợp đã xác định khoản tiền cho vay là tài sản riêng của vợ thì vợ có quyền định đoạt tài sản này và cho chồng vay.

Nếu chưa xác định rõ khoản tiền là tài sản chung hay tài sản riêng thì để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho hai vợ chồng, các bên nên thỏa thuận về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Việc thỏa thuận của các bên được lập bằng văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Sau khi hoàn tất thủ tục chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân, chồng muốn vay tiền vợ thì cả hai vợ chồng có thể làm hợp đồng vay tài sản theo quy định tại Điều 463 BLDS quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:

“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Pháp luật không quy định hợp đồng vay tài sản phải đảm bảo hình thức cụ thể, do đó các bên có thể lập hoặc không lập hợp đồng vay. Tuy nhiên, để ghi nhận nội dung quyền và nghĩa vụ của các bên thì nên lập hợp đồng ghi rõ nội dung cho chồng vay tiền, thời hạn trả và lãi suất.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.