Khi đã đăng ký kết hôn, muốn định đoạt đối với tài sản chung cần phải có sự tham gia của cả hai vợ chồng. Vậy, khi cho thuê nhà ở là tài sản chung có cần chữ ký của vợ chồng?
Vợ chồng có phải cùng ký vào hợp đồng cho thuê nhà là tài sản chung?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 119 Luật Nhà ở 2014:
“1. Bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải có điều kiện sau đây:
- a) Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự; trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;…”
Căn cứ Điều 35 Luật HN&GĐ quy định như sau:
- “Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.”
Đồng thời theo quy định tại khoản 3 Điều 213 Bộ luật Dân sự 2015 thì vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
Vậy, khi tham gia giao dịch về nhà ở thì bên cho thuê phải là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở. Theo đó, khi cho thuê là tài sản chung của hai vợ chồng thì cần sự đồng ý và chữ ký cả hai vợ chồng. Tuy nhiên, có thể thỏa thuận để một người đứng ra đại diện ký hợp đồng cho thuê nhà.