Chồng dùng điện thoại đe dọa vợ khi đang áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc bị xử lý như thế nào?

Trong thời gian bị cấm tiếp xúc, người chồng vẫn không nguôi giận với người vợ, chồng đã có hành vi dùng điện thoại tiếp tục đe dọa vợ. Vậy trong trường hợp này chồng bị xử lý như thế nào?

Vi phạm biện pháp cấm tiếp xúc là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định biện pháp cấm tiếp xúc là biện pháp cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần người bị bạo lực gia đình hoặc sử dụng phương tiện, công cụ để thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

Sau khi áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc mà người có hành vi bạo lực gia đình bằng nhiều cách khác nhau vẫn tiếp tục cố tình có hành vi tiếp xúc, đe dọa, chửi bới, xúc phạm đến người bị bạo lực gia đình thì được xem là vi phạm biện pháp cấm tiếp xúc. 

Như vậy, chồng dùng điện thoại khi đang bị áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc liên tục đe dọa đến người vợ – người bị bạo lực gia đình thì đây là vi phạm biện pháp cấm tiếp xúc. 

Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm biện pháp cấm tiếp xúc

Theo quy định tại khoản 6 Điều 25 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2022: “Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc thì bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính để ngăn chặn bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.”

Theo đó người chồng đang bị áp dụng biện pháp cấp tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã mà dùng điện thoại để đe dọa người vợ thì sẽ bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính để ngăn chặn hành vi đe dọa đó của người chồng. 

Bên cạnh đó theo khoản 2 Điều 67 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì hành vi của người chồng sẽ bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.

Bài viết hữu ích: Dịch vụ tư vấn ly hôn

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.