Có được giành lại quyền nuôi con khi chồng cũ tái hôn không?

Quy định của pháp luật về quan hệ giữa cha mẹ và con sau khi ly hôn đã tương đối bảo vệ đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, đặc biệt là bảo vệ quyền trực tiếp nuôi con của cha, mẹ; quyền thăm nom, chăm sóc của người không trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, vì những lý do hoàn cảnh đặc biệt, người mẹ muốn giành lại quyền nuôi con khi chồng tái hôn. Vậy pháp luật quy định như thế nào đối với trường hợp này?

Giành quyền nuôi con khi chồng cũ tái hôn 

Căn cứ tại Điều 84 Luật Hôn nhân gia đình 2014 các trường hợp thay đổi người trực tiếp nuôi con:

  • Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
  • Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
  • Cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ.

Như vậy, chồng cũ tái hôn không thuộc các trường hợp trên. Do đó, nếu vợ muốn giành lại quyền nuôi con, vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau đi tới quyết định cuối cùng thì có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con.

Việc thỏa thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con này của vợ chồng phải xuất phát từ sự tự nguyện của hai bên, xuất phát từ lợi ích của con.

Trong trường hợp vợ chồng không thể thỏa thuận được với nhau về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con, người vợ muốn giành lại quyền nuôi con thì phải chứng minh được chồng không còn đủ điều kiện trực tiếp để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của con và yêu cầu tòa án quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.