Có được xử lý tài sản riêng của vợ để trả khoản nợ chung của vợ chồng?

Xác định trách nhiệm trả nợ là vấn đề quan trọng đối với vợ chồng và với chủ nợ. Khi vợ chồng không còn khả năng trả nợ thì có được xử lý tài sản riêng của vợ để thanh toán khoản nợ chung không?

Trách nhiệm liên đới giữa vợ chồng là gì?

Theo khoản 1 Điều 288 BLDS 2015:

“1. Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.”

Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm liên đới giữa vợ chồng là vợ và chồng sẽ phải cùng chịu trách nhiệm phát sinh từ hành vi, giao dịch của một bên.

Tài sản riêng của vợ có được dùng để trả nợ chung không?

Căn cứ vào Điều 27 Luật HN&GĐ:

“1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

  1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.”

Theo đó, vợ chồng có trách nhiệm liên đới đối với khoản nợ chung. Tài sản chung của vợ chồng sẽ được dùng để thanh toán nợ chung. Lúc này, nếu tài sản chung không đủ để trả nợ thì bên cho vay có quyền khởi kiện vợ chồng. Tòa án có thẩm quyền giải quyết và có thể xác định mỗi người phải chịu trách nhiệm 50% số tiền nợ.

Khi không còn khả năng thanh toán nợ thì tài sản riêng của vợ có thể bị đem đi xử lý để trả phần trách nhiệm của vợ nêu trên.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.