Khi sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì có phải trả nợ thay không? Cùng FamiLaw tìm hiểu qua bài viết sau.
1. Pháp luật có cho phép sống chung như vợ chồng không?
Tại khoản 2 Điều 5 của Luật HN&GĐ quy định về hành vi bị cấm trong quan hệ hôn nhân, trong đó điểm c liệt kê hành vi chung sống như vợ chồng trái pháp luật như sau:
“Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”
Nam nữ chung sống như vợ chồng mà không thuộc trường hợp cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ thì không vi phạm pháp luật.
2. Sống chung không đăng ký có nghĩa vụ trả nợ thay hay không?
Theo Điều 14 Luật HN&GĐ về giải quyết hậu quả của việc sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn:
“Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.”
Dẫn chiếu đến Điều 16 Luật này, nghĩa vụ và hợp đồng được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của BLDS và các quy định khác có liên quan.
Như vậy, hôn nhân không được pháp luật thừa nhận nên không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ chồng. Do đó, không thể áp dụng quy định về nghĩa vụ liên đới giữa vợ chồng để giải quyết. Lúc này sẽ dựa trên thỏa thuận của các bên. Nếu không thỏa thuận được thì áp dụng quy định của BLDS về nghĩa vụ liên đới. Khi không có căn cứ thì các bên không có nghĩa vụ trả nợ thay cho nhau.
Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam