Có trái luật khi cản trở người cao tuổi kết hôn không?

Hiện nay, nhiều người lớn tuổi khi muốn kết hôn, đi thêm bước nữa thường bị dị nghị; người thân trong gia đình phản đối, tìm cách cản trở. Vậy hành vi cản trở người cao tuổi kết hôn bị xử lý thế nào?

Như thế nào là cản trở người cao tuổi kết hôn?

Người cao tuổi có quyền về hôn nhân như người bình thường. Khoản 2 Điều 9 Luật người cao tuổi 2009 quy định hành vi cản trở người cao tuổi kết hôn đều là vi phạm pháp luật và theo khoản 10 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Cản trở người cao tuổi kết hôn là hành vi của bên thứ ba can thiệp vào; dùng các thủ đoạn như đe dọa, ngược đãi, yêu sách về của cải vật chất,… khiến người cao tuổi không thể thực hiện đăng ký kết hôn; hoặc phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.

Cản trở người cao tuổi kết hôn bị xử lý thế nào?

Xử phạt hành chính
Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở kết hôn theo Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

Xử lý hình sự

Tuy tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi cản trở người cao tuổi kết hôn; người có hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm sự về tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.

Theo Điều 181 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định: Hành vi cản trở người cao tuổi kết hôn bằng cách đe doạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc các thủ đoạn khác; sẽ bị phạt cảnh cáo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.