Có nhiều trường hợp vợ chồng cãi vã, chửi mắng, đánh đập nhau trước mặt con cái. Vậy trong trường hợp này con cái chứng kiến cha chửi mắng, đánh đập mẹ phải làm gì?
Cha chửi mắng, đánh đập mẹ là bạo lực gia đình
Theo điểm a khoản 1 điều 3 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2022 quy định một trong những hành vi bạo lực gia đình là “Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;”
Theo đó hành vi cha thường xuyên đánh đập, chửi mắng làm ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe của người mẹ đó là hành vi bạo lực gia đình. Hành vi này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người mẹ mà còn ảnh hưởng đến tinh thần, tâm lý của những đứa con trong gia đình.
Con cái phải làm gì khi xảy ra bạo lực gia đình
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2022:
“2. Cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm sau đây:
- a) Báo tin, tố giác ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này;…”
Và theo khoản 1, khoản 2 Điều 19 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2022, con cái khi chứng kiến cha chửi mắng, đánh đập mẹ thì kịp thời bằng nhiều cách khác nhau như gọi điện, nhắn tin, gửi đơn, gửi thư hoặc trực tiếp đến các cơ quan gần nhất như Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan công an, đồn biên phòng,… hoặc có thể nhờ những người trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố,… để kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình xảy ra.
Xử lý tin báo về hành vi bạo lực gia đình
Theo Điều 20 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2022 thì khi các cơ quan, tổ chức nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình nhận được tin báo, tố giác thì trong phạm vi quyền hạn của mình kịp thời xử lý, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình xảy ra và thông báo cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đó. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xử lý hoặc phân công xử lý ngay khi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình hoặc nhận được báo cáo về hành vi bạo lực gia đình của tổ chức, cá nhân.
Bài viết hữu ích: Dịch vụ tư vấn ly hôn