Pháp luật quy định về vấn đề xác định cha mẹ cho con như thế nào? Con sinh ra trước khi kết hôn có phải là con chung không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Con sinh ra trước thời kỳ hôn nhân
Tại Điều 88 Luật HN&GĐ về việc xác định cha, mẹ quy định:
- “1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
- Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
- Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
- 2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”
Theo quy định trên, con sinh ra trước khi kết hôn nếu cả hai vợ chồng thừa nhận thì sẽ là con chung của vợ chồng. Tuy nhiên, nếu một bên không thừa nhận đứa bé là con của mình thì người này phải yêu cầu Tòa án xác định và cần có chứng cứ chứng minh đứa bé không phải là con của mình.
2. Không thừa nhận con có được không?
Như phân tích ở trên, nếu cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định. Thông thường, chứng cứ trong trường hợp này sẽ là kết quả giám định gen (xét nghiệm AND). Dựa trên các bằng chứng mà các bên đưa ra cùng với kết quả giám định gen, Tòa án sẽ đưa ra phán quyết về việc đứa trẻ có phải là con của người yêu cầu không thừa nhận con hay không. Từ bản án của Tòa án, một bên mới có thể không thừa nhận con.