Công chứng là hợp pháp hóa theo quy định của pháp luật hay cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Vậy văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có cần phải công chứng không?
Những trường hợp cần công chứng văn bản thỏa thuận di sản thừa kế
Theo Điều 57 Luật Công chứng 2014:
- “Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà không xác định rõ phần di sản được hưởng thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
- Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó. Nếu thừa kế theo pháp lý yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa 2 người theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.
- Công chứng viên xác minh người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu chưa rõ thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc đề nghị của người yêu cầu công chứng tiến hành xác minh. Tổ chức hành nghề công chứng phải niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.
- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là căn cứ để cơ quan nhà nước thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.”
Kết luận
Như vậy, việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản chỉ đặt ra khi là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản.