Đại diện bán nhà khi chồng mất năng lực hành vi dân sự

Việc bán nhà là tài sản chung mà người chồng mất năng lực hành vi dân sự là mối lo ngại của cả bên bán lẫn bên mua. Hãy cùng giải đáp thắc mắc về đại diện bán nhà trong trường hợp này qua bài viết dưới đây.

1. Hệ quả khi chồng bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự

Theo Điều 22 BLDS quy định:

“1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.

  1. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.”

Như vậy, cùng với việc ra quyết định tuyên bố người chồng mất năng lực hành vi dân sự thì Tòa án sẽ chỉ định người đại diện, trong trường hợp này gọi là người giám hộ. Căn cứ Điều 46 và Điều 53 BLDS, vợ là người giám hộ đương nhiên của chồng nếu trước đó khi còn đủ năng lực hành vi dân sự người chồng không chọn người giám hộ.

Lúc này, vợ sẽ có quyền, nghĩa vụ đại diện cho chồng trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chồng.

2. Bán nhà khi chồng mất năng lực hành vi dân sự

Theo phân tích ở trên, để có thể đại diện bán nhà thì người vợ phải thực hiện thủ tục bao gồm:

  • Nộp đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố người chồng bị mất năng lực hành vi dân sự, kèm theo đơn là kết luận của cơ quan chuyên môn về việc không đủ nhận thức hành vi.
  • Cử người đại diện giám sát việc giám hộ và khi mua bán nhà thì cần có đầy đủ chữ ký của người này.

Khi người vợ hoàn thành các thủ tục trên thì giao dịch được thực hiện như giao dịch bán nhà thông thường.

Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam

 

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.