Khi quan hệ vợ chồng được xác lập, các quyền và nghĩa vụ giữa hai bên vợ chồng được phát sinh. Do đó, việc xác định thời điểm chính thức trở thành vợ chồng hợp pháp là rất quan trọng.
Khái niệm kết hôn
Căn cứ khoản 1 khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
“Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.”
“Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.”
Điều kiện kết hôn
Đồng thời, theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 định như sau:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
- a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
- Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Đăng ký kết hôn
Ngoài ra, căn cứ Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
“1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
- Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.”
Như vậy, khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện về đăng ký kết hôn nêu trên, được đăng ký hợp pháp tại cơ quan có thẩm quyền thì được công nhận là vợ chồng hợp pháp.
Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam