Ép buộc con phải nghỉ học, cha mẹ có vi phạm pháp luật?

Học tập là quyền cơ bản của trẻ em, nhưng thực tế không phải đứa trẻ nào cũng được đi học. Thời gian qua không khó để bắt gặp trường hợp bố mẹ ép buộc con phải nghỉ học để ở nhà phụ giúp việc nhà hoặc nghỉ học để đi làm. Vậy, việc làm này có bị coi là phạm luật hay không?

Cha mẹ bắt con phải nghỉ học liệu có đang xâm phạm đến quyền lợi của con?

Quyền học tập của công dân đã được ghi nhận tại Điều 39 của Hiến pháp năm 2013, theo đó học tập không những là quyền mà còn là nghĩa vụ của mỗi công dân.

Đối với trẻ em thì quyền học tập cũng được ghi nhận tại Luật Trẻ em năm 2016, cụ thể tại Điều 16 Luật này như sau:

  • Trẻ em có quyền được học tập, giáo dục để phát triển toàn diện, phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.
  • Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và cơ hội giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.

Về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái, theo quy định tại Điều 69 và Điều 72 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cha mẹ phải chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức. Đồng thời, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ phải tạo điều kiện cho con học tập.

Như vậy, cha mẹ không được quyền ép con nghỉ học. Ngược lại phải tạo mọi điều kiện cho con được học tập.

Căn cứ theo khoản 3 Điều 26 Nghị định 130/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em; đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ học, nghỉ học có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Bài viết hữu ích: Dịch vụ tư vấn pháp luật trước khi kết hôn

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.