Giao dịch nào cần sự đồng ý của cả 2 vợ chồng?

Sau khi hình thành hôn nhân hợp pháp, giữa các bên sẽ tồn tại những ràng buộc pháp lý nhất định. Vậy, giao dịch dân sự nào cần sự đồng ý của cả 2 vợ chồng?

Khi nào cần có sự đồng ý của 2 vợ chồng?

Thứ nhất, các giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng

Căn cứ Điều 35 Luật HN&GĐ như sau:

“Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.”

Ngoại lệ, trong trường hợp vợ/chồng giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia (không cần sự đồng ý của cả 2 vợ chồng).

Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản trong trường hợp sau:

  • Bất động sản;
  • Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
  • Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.

Thứ hai, giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng

Theo Điều 31 Luật HN&GĐ:

“Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng.”

Thứ ba, giao dịch liên quan đến tài sản riêng của vợ/chồng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản này là nguồn sống duy nhất của gia đình (khoản 4 Điều 44 Luật HN&GĐ).

Trên đây là 03 trường hợp giao dịch dân sự cần sự đồng ý của 2 vợ chồng.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.