Hiện nay, rất nhiều cặp đôi không thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền mà chỉ tổ chức đám cưới theo phong tục của địa phương. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?
Tổ chức đám cưới mà không đăng ký kết hôn
Việc kết hôn mà không đăng ký mặc dù pháp luật không cấm nhưng không được thừa nhận và không có giá trị về mặt pháp lý. Theo đó, nếu phát sinh vấn đề giữa hai bên sẽ không được điều chỉnh theo quy định pháp luật về quan hệ vợ chồng mà được điều chỉnh theo quy định tại Điều 14, 15, 16 Luật HN&GĐ.
Theo đó, việc kết hôn mà không đăng ký có thể dẫn tới một số hậu quả cơ bản như sau:
- Về quan hệ hôn nhân: Không được pháp luật thừa nhận, không có giá trị pháp lý. Do đó, trên pháp luật hai bạn vẫn thuộc trường hợp chưa có vợ, chưa có chồng, không phát sinh quyền, nghĩa vụ vợ chồng. Vì vậy, một trong hai bên vẫn có thể đăng ký kết hôn với người khác nếu đủ điều kiện kết hôn mà người còn lại không có quyền phản đối.
- Vấn đề con cái: Nếu sinh con trong thời gian sống chung thì được khai sinh cho con, tuy nhiên, sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình làm thủ tục. Về quyền, nghĩa vụ giữa hai bên với con vẫn được điều chỉnh theo quy định của Luật hôn nhân gia đình về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.
- Vấn đề tài sản, nghĩa vụ, hợp đồng: Nếu có tranh chấp về tài sản, nghĩa vụ, hợp đồng giữa hai bên trong khi sống chung thì không được giải quyết theo pháp luật HN&GĐ mà sẽ được giải quyết theo thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì giải quyết theo pháp luật về dân sự.
Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam