Im lặng, không nói chuyện với vợ hoặc chồng có thể xem là bạo lực gia đình?

Nhiều trường hợp do mâu thuẫn mà các cặp vợ chồng rơi vào trạng thái “chiến tranh lạnh” với nhau. Thậm chí vợ hoặc chồng lựa chọn im lặng với người còn lại nhằm cô lập đối phương, để cho đối phương bị giày vò. Vậy, hành vi im lặng, không nói chuyện với vợ hoặc chồng có vi phạm pháp luật không?

Vợ hoặc chồng cố ý không nói chuyện với người còn lại có được xem là bạo lực gia đình hay không?

Hành vi bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định đối với hành vi bạo lực gia đình, trong đó tại điểm p khoản này có hành vi cô lập, giam cầm thành viên trong gia đình.

Như vậy, chúng ta có thể thấy nếu vợ hoặc chồng có hành vi cố tình im lặng và nhằm mục đích cô lập đối phương làm cho đối phương bị khủng hoảng, tổn thương về mặt tình thần và tâm lý. Lúc này hành vi trên có thể được xem là bạo lực gia đình.

Và theo quy định tại Điều 41 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 thì tùy vào tính chất, mức độ mà hành vi bạo lực gia đình này có thể bị xử lý bằng các hình thức sau:

  • Bị xử lý kỷ luật
  • Bị xử phạt vi phạm hành chính
  • Bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Trong trường hợp người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi bạo lực gia đình là cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì người ra quyết định xử phạt có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó.

Bài viết hữu ích: Dịch vụ tư vấn ly hôn

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.