Xử lý hành vi đe dọa uy hiếp tinh thần không cho vợ/chồng cũ kết hôn với người khác

Hiện nay, có nhiều người chồng mặc dù đã ly hôn với vợ nhưng vẫn thường xuyên can thiệp vào cuộc sống của vợ cũ. Thậm chí khi nghe tin vợ cũ của mình kết hôn với người khác thì họ có hành vi ngăn cản. Vậy hành vi uy hiếp tinh thần không cho vợ/chồng cũ kết hôn sẽ bị xử lý như thế nào?

Chồng/vợ cũ có quyền ngăn cản vợ/chồng cũ “đi bước nữa” hay không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì kết hôn là quyền tự do của mỗi cá nhân khi họ có đủ các điều kiện kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình. Đồng thời, tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cản trở kết hôn là một trong hành vi bị nghiêm cấm.

Và theo quy định tại khoản 10 Điều 3 của Luật này thì cản trở kết hôn được hiểu là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn. 

Như vậy, chồng hoặc vợ cũ không có quyền ngăn cả người còn lại kết hôn với người khác. Việc chồng cũ hoặc vợ cũ đe dọa uy hiếp tinh thần vợ cũ hoặc chồng cũ kết hôn với người khác được coi là hành vi cản trở kết hôn.

Cản trở vợ/chồng cũ kết hôn bị xử lý như thế nào?

Tùy vào tính chất, mức độ hành vi cản trở người khác kết hôn có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ – CP thì hành vi cản trở kết hôn có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Và theo Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì hành vi này cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.

Bài viết hữu ích: Tư vấn pháp luật trước khi kết hôn

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.