Không phụng dưỡng cha mẹ, con cái có vi phạm pháp luật?

Trên đời này cha mẹ luôn là người yêu thương con cái vô bờ bến, luôn dành cho con những gì tốt nhất. Nhưng khi khôn lớn không ít những đứa con lại rất bất hiếu, thậm chí không phụng dưỡng cha mẹ khi về già. Vậy, việc làm này của con cái có vi phạm pháp luật không?

Phụng dưỡng là gì?

Hiện nay, pháp luật chưa quy định về định nghĩa như thế nào là phụng dưỡng. Nhưng về bản chất thì phụng dưỡng giống với nuôi dưỡng và cấp dưỡng. Tuy nhiên, phụng dưỡng không phải chỉ thể hiện ở việc chu cấp bằng tiền hay tài sản mà nó còn thể hiện ở lòng kính trọng mà người có nghĩa vụ phụng dưỡng dành cho người được phụng dưỡng.

Con cái có vi phạm pháp luật khi không phụng dưỡng cha, mẹ?

Theo khoản 2 Điều 71 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định thì con cái có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật. 

Với quy định này thì chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ không những là quyền mà còn là nghĩa vụ của con cái.

Bên cạnh đó, hành vi bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc là một trong những hành vi bạo lực gia đình được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2014.

Từ những quy định trên có thể kết luận rằng con cái không phụng dưỡng cha, mẹ là hành vi trái pháp luật và trái đạo đức xã hội.

Và theo quy định tại Điều 41 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng cha mẹ

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha mẹ có thể bị phạt tiền  từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Bài viết hữu ích: Tư vấn pháp luật trước khi kết hôn

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.