Luật tục Chăm cấm kết hôn trong trường hợp nào?

Đa số người Chăm khuyến khích hôn nhân trong cùng dân tộc và cùng tôn giáo. Nên có nhiều thắc mắc về việc luật tục Chăm cấm kết hôn trong trường hợp nào?

Cấm kết hôn với người khác dân tộc mình, khác tôn giáo hay người cùng dân tộc song khác tôn giáo

Trong gia huấn của cộng đồng Chăm và Bàni có viết: “Chăm Bàlamôn, Chăm Bàni khác tôn giáo. Do đó không được phép kết hôn với nhau. Kết hôn với nhau bị xóm làng cười chê. Phạt đòn roi cho đến chết, chỉ vì em thương người Bàni”.

Vốn như vậy là vì theo quan niệm của người Chăm, người khác dân tộc, khác tôn giáo là người không cùng tục thờ thần, không cùng tiếng nói với mình và nếu hết hôn như thế là không bảo đảm tính thuần khiết của nòi giống. 

Đây cũng là lý do vì sao mà khi kết hôn như thế, họ bị coi là người con bất hiếu, bị cha mẹ từ chối, bị làng hay cộng đồng tôn giáo của mình loại bỏ. 

Mặt khác, mọi người Chăm đều thuộc vào một tôn giáo và họ muốn bảo vệ tôn giáo mình. Họ sợ mất người của tôn giáo mình nên không muốn có quan hệ hôn nhân với người có tôn giáo khác. Đặc biệt, vì theo chế độ mẫu hệ, con trai cư trú bên vợ, con cái tính theo dòng họ mẹ, nên không muốn cho con trai đi cưới vợ bên tôn giáo khác.

Ngày nay, tuy hôn nhân giữa hai người cùng dân tộc, song khác tôn giáo trong cộng đồng dân tộc Chăm không bị nghiêm cấm khắt khe nữa. Trong cộng đồng đã có một số trường hợp họ lấy nhau, song ảnh hưởng của các quy định trên vẫn còn đè nặng trong đời sống tinh thần của mỗi cá nhân và cộng đồng.

Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.