Người giám hộ của cháu ruột có thể là ông nội không?

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng do đi làm ăn xa, không có điều kiện nuôi con nên đã gửi con về quê cho ông bà nội chăm sóc và nuôi dưỡng. Vậy ông nội có thể làm người giám hộ của cháu ruột được hay không?

Tại Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc giám hộ như sau:

“1. Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

2. Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.

3. Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch”.

Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.

Do đó, ông nội có thể xem xét trở thành người giám hộ của cháu ruột. Bên cạnh đó, để được trở thành người giám hộ của cháu ruột thì ông nội còn phải đáp ứng các điều kiện về người giám hộ được quy định tại Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.