Nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng có phải lập thành văn bản không?

Có bắt buộc lập văn bản khi nhập tài sản riêng của vợ/chồng vào khối tài sản chung của vợ chồng không?

Tài sản riêng là gì?

Theo Điều 43 Luật HN&GĐ quy định tài sản riêng của vợ, chồng gồm:

  • Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;
  • Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;
  • Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này;
  • Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng;
  • Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng;
  • Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng.
Văn bản đưa tài sản riêng vào khối tài sản chung có bắt buộc?

Căn cứ Điều 46 Luật HN&GĐ quy định nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung như sau:

  • Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.
  • Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.
  • Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Vậy có bắt buộc lập văn bản khi nhập tài sản không? Đối với việc nhập tài sản là bất động sản, động sản mà pháp luật quy định phải lập văn bản thì thỏa thuận này phải được thể hiện dưới hình thức là văn bản. Còn đối với các loại tài sản còn lại thì không bắt buộc lập thành văn bản.

Bài viết hữu ích: Tư vấn pháp luật trước khi kết hôn

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.