Phân biệt giữa đám hỏi và đám cưới của Việt Nam

Sự khác biệt giữa đám hỏi và đám cưới là gì? Bạn có chắc chắn rằng mình hiểu rõ hai nghi lễ trong kế hoạch kết hôn này không? Để chuẩn bị một cách tốt nhất, hãy cùng Familaw tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

  • Đám hỏi là gì?

Đám hỏi hay còn gọi là lễ ăn hỏi, lễ đính hôn. Nghi lễ quan trọng này là sự thông báo chính thức về việc hứa gã giữa hai bên gia đình, hai họ. Đám hỏi đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ tình yêu của cặp đôi. Quan hệ ấy chính thức bước sang giai đoạn hôn nhân: cô gái được hỏi cưới chính thức trở thành vợ chưa cưới của chàng trai đi hỏi.

Đám cưới là gì?

Đám cưới là một sự kiện trọng đại của cuộc đời. Đám cưới là sự kiện quan trọng, được xem là đỉnh điểm trong cả quá trình tiến tới hôn nhân. Tổ chức đám cưới là hình thức liên hoan chúc mừng, thông báo tin vui đến mọi người về hỷ sự của cô dâu, chú rể, của hai bên gia đình.

Lễ cưới, từ xưa đến nay được mọi người coi trọng, là chuyện hệ trọng cả một đời người do vậy mà luôn được thực hiệu chỉnh chu, hoàn hảo nhất. Lễ cưới được tổ chức với nhiều nghi thức văn hóa gồm lễ nạp tài, lễ xin dâu, lễ rước dâu, rước dâu vào nhà, lễ tơ hồng, trải giường chiếu, lễ hợp cẩn, tiệc cưới và cuối cùng là lễ lại mặt.

Tùy văn hóa ở các vùng miền khác nhau mà các nghi lễ có sự thay đổi chút ít nhưng không phá vỡ mô hình chung. Cũng có thể giảm bớt các nghi lễ để phù hợp với hoàn cảnh.

Đám hỏi và đám cưới cách nhau bao lâu?

Theo phong tục truyền thống thì đám hỏi sẽ diễn ra trước khi tiến hành đám cưới. Còn nếu thời gian gấp rút do một số lý do khách quan hay chủ quan thì đám hỏi và đám cưới đều có thể diễn ra nhanh chóng trong một ngày.

Thực tế, thời gian này do hai nhà thống nhất chọn ra ngày lành tháng tốt để tổ chức.

Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam

 

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.