Trong 54 dân tộc sống ở Việt Nam thì phong tục cưới hỏi của người dân tộc ở Tây Nguyên mang nhiều sắc thái đặc trưng và độc đáo. Bài viết sau đây giúp bạn đọc hiểu hơn về phong tục cưới hỏi của một số dân tộc ở Tây Nguyên.
1. Lễ cưới theo phong tục của người Giê Triêng
Người Giê Triêng quan niệm lễ cưới được tổ chức bất ngờ bao nhiêu thì đôi vợ chồng trẻ càng hạnh phúc bấy nhiêu. Hôm cưới, người ta làm lễ hợp cẩn. Đôi trai gái trao nắm cơm với ít gan gà cho nhau ăn, tiếp đó uống rượu chung. Có nơi, trong buổi lễ này, người ta đánh chiêng tập hợp dân làng. Sau bắt đôi nam nữ nằm trên chõng tre để giữa nhà, cùng đắp chung tấm chăn.
2. Phong tục cưới hỏi của người Cà Dong
Trong đám cưới của người Cà Dong có tổ chức lễ ăn thể không bỏ nhau của đôi vợ chồng. Cô dâu và chú rể sẽ trao cho nhau 9 miếng trầu và 9 miếng cau, với ý nghĩa là bên nhau mãi mãi. Sau đó, chú rể sẽ trao cho cô dâu chuỗi cườm, cô dâu trả lẽ bằng cách tặng lại cho chồng mình chiếc vòng đồng. Vợ chồng mới cưới người Cà Dong có phong tục lấy cơm nắm bôi lên đầu nhau với ý nghĩa muốn hồn của 2 người hòa nhập vào nhau.
3. Lễ cưới theo phong tục của người Mạ
Trong phong tục đám cưới của người Mạ, trong ngày cưới, mọi người phủ một cái chăn lớn được thêu dệt rất công phu lên đôi nam nữ không bận trang phục. Sau đó, họ cung đầu của đôi nam nữ vào nhau 7 lần. Sau một khoản thời gian, đôi nam nữ thức dậy. Họ lấy một bát thịt gà, rượu và vòng tay ra. Người chồng sẽ đeo cho người vợ, ngược lại, người vợ sẽ đeo lại cho người chồng. Sau một thời gian, nhà gái mang củi sang nhà trai để làm lễ củi. Số lượng gùi củi tương ứng với số khăn mà nhà gái tặng họ nhà trai.
Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam