Trong phong tục cưới hỏi của người Ba Na, quyền tự do hôn nhân của con cái được tôn trọng, không có tình trạng ép buộc. Đây là một trong những phong tục được coi là đẹp và tiến bộ trong các phong tục cưới hỏi của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam.
1. Lễ trao vòng
Lễ trao vòng trong tiếng Ba Na được gọi là lễ “Cột Riêng”. Có ý nghĩa như lễ đính hôn của người Kinh. Khi đã thật sự yêu thương nhau và quyết định tiến tới hôn nhân, đôi trai gái sẽ về thưa với gia đình hai bên.
Nếu đội bên đều chấp thuận hôn lễ thì nhà trai sẽ tìm người mai mối. Người được chọn làm mai mối phải là đàn ông. Người này theo phong tục và giỏi ăn nói. Ông mối sẽ mời nhà gái đến nhà trai để tiến hành làm lễ trao vòng cho đôi bạn trẻ.
Trước sự hướng dẫn của ông mối và sự chứng kiến của cả gia đình 2 bên, đôi trai gái lần lượt trao vòng cho nhau.
2. Lễ cưới
Tiếng Ba Na gọi lễ cưới là “Pơ Koong”. Pơ Koong thường được tiến hành vào cuối năm, là thời điểm nông nhàn, thóc lúa đã đầy kho, trâu bò đầy chuồng và gà đầy sân.
Ngày được chọn làm lễ cưới là ngày giữa tháng, trăng tròn, ngày được coi là tốt nhất để cử hành những việc trọng đại.
Hôn lễ được cử hành vào buổi chiều, tại nhà Rồng. Lễ vật trong lễ cưới bao gồm: một ché rượu cần, một con gà với bộ gan được luộc chín và một đĩa tiết sống.
Trước sự chứng kiến của dân làng và gia đình 2 họ, người đại diện sẽ làm lễ khấn báo với thần bản mệnh của cộng đồng. Già làng và ông mối chúc phúc cho cặp đôi mới cưới.
Trên đây là một số phong tục cưới hỏi của người Ba Na.
Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam