Hiện nay vẫn còn nhiều gia đình mang tư tưởng cổ hủ và cấm đoán việc kết hôn của con cái vì nhiều lý do. Hãy cùng tìm hiểu về quy định của pháp luật về việc ép con cái kết hôn vì môn đăng hộ đối.
1. Bạo lực gia đình là gì?
Bạo lực gia đình là một hình thức của bạo lực xã hội, là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình (Điều 2, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022).
Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là việc “các thành viên gia đình dùng đến vũ lực để giải quyết các vấn đề gia đình”. Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi như là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với rất nhiều dạng thức khác nhau.
2. Hành vi ép con cái kết hôn vì môn đăng hộ đối có được xem là bạo lực gia đình không?
Theo điểm l khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định về các hành vi bạo lực gia đình như sau:
“1. Hành vi bạo lực gia đình bao gồm
- l) Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;
Căn cứ quy định trên thì trường hợp ba mẹ ép buộc con cái kết hôn vì môn đăng hộ đối được xem là hành vi bạo lực gia đình.
Ngoài ra, theo điểm b khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định hành vi cưỡng ép kết hôn là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.