Sau khi kết hôn, các cặp vợ chồng tiến đến xây dựng đời sống vợ chồng. Đời sống vợ chồng có hòa hợp, hạnh phúc hay không phụ thuộc không ít vào yếu tố tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ chồng.
Yếu tố tín ngưỡng và tôn giáo phải được tôn trọng trong hôn nhân
Theo Điều 22 Luật hôn nhân và gia đình có quy định về tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ và chồng như sau: “Vợ, chồng có quyền tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.”
Theo Điều 24 Hiến pháp 2013 quy định “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào…”
Hay theo Điều 6 Luật tín ngưỡng, tôn giáo quy định các chủ thể được hưởng thụ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo:
“1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo, thực hành lê nghi tín ngưỡng, tôn giáo, tham gia lễ hội, học tập, thực hành giáo lý, luật tôn giáo.
- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác…”
Từ các quy định được nêu trên thì sau khi kết hôn, vợ hoặc chồng có quyền tự do tôn giáo mà không bị ép buộc theo hoặc không theo từ phía bên chồng hoặc vợ.
Bài viết hữu ích: Tư vấn pháp luật trước khi kết hôn