Tục ở rể trong đám cưới của người Việt ngày nay

Tục ở rể có từ thời phong kiến của Việt Nam. Người đàn ông ở rể thời đó bị nhiều định kiến không tốt. Tuy nhiên, tục ở rể ngày nay lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác.

1. Tục ở rể là gì? 

Tục ở rể là là phong tục sau khi đám cưới, chú rể sẽ sang ở và làm rể bên nhà vợ chứ không rước dâu đưa vợ về nhà chồng. Tại Việt Nam, chỉ còn có một số ít dân tộc thiểu số theo chế độ mẫu hệ. Theo một số tài liệu nghiên cứu thì các dân tộc sau đây của Việt Nam đang áp dụng chế độ đàn ông ở rể Gia Rai, Chăm, Ba Na, …

2. Ở rể thời nay 

Trong nhịp sống hiện đại ngày nay thì chuyện ở rể cũng trở nên bình thường. Tuy nhiên, nhiều người vẫn mang tư tưởng nặng nề và cho rằng chuyện này thật đáng xấu hổ và người đi ở rể là hãm tài.  Việc ở rể hoàn toàn không hạ thấp bản thân và “chịu nhục” như nhiều người vẫn nghĩ. Trong xã hội hiện đại, nhiều gia đình đã có quan điểm rất cởi mở trong hôn nhân.

3. Các lý do mà cánh đàn ông chấp nhận đi ở rể trong thời nay

Ngoài lý do là gia đình nhà gái chỉ có một người con gái duy nhất nên ép buộc chàng rể phải ở rể thì còn rất nhiều lý do cánh đàn ông tự nguyện đi ở rể. Đa phần thì những lý do này đều là những lý do rất đáng chính đáng.

  • Lý do đầu tiên là cha mẹ ruột không còn nên họ chấp nhận ở rể để tiện bề hai vợ chồng chăm sóc cho cha mẹ vợ.
  • Cha mẹ vợ cho thừa kế nhà cửa và yêu cầu con gái và con rể về ở chung để chăm sóc nhà cửa cho cha mẹ.

Và còn rất nhiều lý do chính đáng khác để người đàn ông chấp nhận ở rể chứ không phải như định kiến nặng nề về việc ở rể của người xưa.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.