Tục ở rể trong đám cưới của người Việt xưa

Khác với phong tục ở rể của các dân tộc theo chế độ mẫu hệ. Tục ở rể của người Việt không theo thuần phong mỹ tục của dân tộc mà có mục đích nhất định. Cùng Familaw tìm hiểu về phong tục ở rể trong đám cưới người Việt xưa?

1. Tục ở rể là gì? 

Ở rể là là việc sau khi đám cưới, chú rể sẽ sang ở và làm rể bên nhà vợ chứ không rước dâu đưa vợ về nhà chồng. Việc ở rể phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt đối với các dân tộc, các quốc gia theo chế độ mẫu hệ. Theo một số tài liệu nghiên cứu thì các dân tộc sau đây của Việt Nam đang áp dụng chế độ đàn ông ở rể Gia Rai, Chăm, Cơ Ho,…

2. Tục ở rể của người Việt xưa bắt nguồn từ khi nào? 

Có rất nhiều nguyên nhân bắt nguồn từ việc ở rể sau khi cưới của người Việt. Có khi do bên nhà gái chỉ có cô con gái duy nhất, cha mẹ cô gái không muốn cho con mình phải làm dâu nên giao ước “gả bắt rể”; hoặc cũng có thể do bên nhà trai quá nghèo không đủ tiền “nạp tài”, tiền lo mâm bàn cưới vợ nên tự nguyện sang ở rể. 

3. Tại sao cánh đàn ông không thích ở rể?
  • Định kiến của xã hội

Người ta vẫn quan niệm sau khi kết hôn con gái sẽ phải theo chồng. Chỉ khi gia đình có lý do đặc biệt thì chàng rể mới chọn ở nhà vợ.

  • Ở rể đồng nghĩa người đàn ông kém cỏi

Quan điểm của người phương Đông thì đàn ông phải là trụ cột gia đình. Đàn ông phải gánh vác vấn đề lo toan kinh tế cho vợ con. Do đó, nhiều người cho rằng ở rể là vì người chồng không thể lo nổi cho vợ con nên mới nương nhờ nhà vợ.

Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.