Vì sao chia tài sản theo di chúc lại được ưu tiên?

Theo quy định của pháp luật nếu chia di sản thừa kế thì sẽ ưu tiên chia theo di chúc trước . Vậy tại sao lại đặt ra thứ tự chia như thế?

Phân chia di sản theo Pháp luật

Theo quy định của Bộ luật Dân sự,  cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt , để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trong đó: thừa kế theo di chúc: Là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết còn Thừa kế theo pháp luật: Là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định  theo bộ luật dân sự khẳng định về việc áp dụng thừa kế theo pháp luật

Có thể thấy, pháp luật hiện nay đang ưu tiên chia thừa kế theo di chúc. Chỉ khi không thể chia theo di chúc thì mới chia thừa kế theo pháp luật. Vậy tại sao lại có sự ưu tiên này?

Người lập di chúc là người có tài sản và mong muốn để lại tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người khác sau khi chết.

Điều 626 BLDS nêu rõ quyền của người lập di chúc gồm:
  • Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
  • Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
  • Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
  • Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
  • Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Do đó, có thể thấy, việc chỉ định và phân chia di sản hoàn toàn dựa vào ý chí của người lập di chúc. Người lập di chúc có toàn quyền định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Vì di chúc chính là chí chí của người lập nên và pháp luật tôn trọng nguyệt vọng đó, nếu di chúc hợp pháp thì pháp luật sẽ ưu tiên chia theo di chúc

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.