Pháp luật quy định như thế nào về việc chồng viết giấy ủy quyền cho vợ bán nhà? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ủy quyền cho vợ bán nhà
Có 02 trường hợp có thể xảy ra như sau:
Trường hợp 1: Căn nhà là tài sản riêng của chồng
Khi căn nhà là tài sản riêng, căn cứ vào khoản 1 Điều 44 Luật HN&GĐ, vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
Theo đó, chồng có quyền định đoạt căn nhà này. Khi không thể tham gia giao dịch mua bán nhà thì có thể ủy quyền cho vợ ký tên vào hợp đồng mua bán nhà theo quy định của pháp luật dân sự.
Lúc này, vợ với tư cách là người được ủy quyền sẽ tham gia giao dịch nhưng chủ sở hữu của căn nhà vẫn là chồng.
Trường hợp 2: Căn nhà là tài sản chung của vợ chồng
Việc định đoạt tài sản chung vợ chồng căn cứ theo Điều 35 Luật HN&GĐ như sau:
“1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
2.Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
- a) Bất động sản;
…”
Như vậy, muốn bán căn nhà là tài sản chung của vợ chồng thì phải có sự thỏa thuận và đồng ý của hai vợ chồng. Nếu một bên không thể tham gia giao dịch thì cần phải làm giấy ủy quyền cho bên còn lại tham gia giao dịch.
Giấy ủy quyền cần được công chứng tại văn phòng công chứng. Nếu chồng đang ở nước ngoài thì hợp đồng ủy quyền phải được công chứng tại hai nơi khác nhau. Cụ thể, cần làm hợp đồng ủy quyền ở nước ngoài trước và đến Đại sứ quán của Việt Nam tại nước đó để công chứng hợp đồng ủy quyền. Sau đó gửi về Việt Nam để công chứng một lần nữa tại tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam.
Bài viết hữu ích: Tư vấn pháp luật trước khi kết hôn