![](https://familaw.net/wp-content/uploads/2023/06/Vo-chong-doc-len-tin-nhan-cua-nguoi-con-lai-co-vi-pham-phap-luat-khong-1-scaled.jpg)
Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là quyền công dân được Hiến pháp 2013 công nhận. Vậy việc người vợ, chồng đọc lén tin nhắn của người còn lại có vi phạm pháp luật không?
Hành vi đọc lén tin nhắn của vợ có được xem là xâm phạm quyền riêng tư?
Dựa theo quy định tại Điều 17 Luật HN&GĐ 2014 thì vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp 2013, luật HN&GĐ 2014 và các luật khác có liên quan.
Và theo Điều 21 Hiến pháp 2013 có quy định như sau:
“1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.”
Như vậy, dựa vào các quy định nêu trên vợ, chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt và cả hai có nghĩa vụ tôn trọng giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín cho nhau. Cả hai có quyền bất khả xâm phạm về đời sống cá nhân. Không một ai trong hai người có quyền xâm phạm đời sống cá nhân của bên còn lại.
Hành vi đọc lén tin nhắn của người vợ,chồng khi chưa được người còn lại cho phép được xem là hành vi trái pháp luật cụ thể là xâm phạm quyền riêng tư của người khác. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ theo mức độ vi phạm của hành vi.
Bài viết hữu ích: Tư vấn pháp luật trước khi kết hôn