Vợ, chồng hiến mô của mình có cần sự đồng ý của người còn lại hay không?

Hiến mô là quyền của mỗi cá nhân. Còn đối với những người đã kết hôn thì câu hỏi được đặt ra là việc vợ, chồng hiến mô của mình có cần sự đồng ý của người còn lại hay không?

Hiến mô là quyền nhân thân

Căn cứ khoản 1 Điều 35 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác”

Có thể thấy, cá nhân có quyền hiến mô của mình dù với mục đích chữa bệnh cho người khác, nghiên cứu y học, dược học hay với mục đích nghiên cứu khoa học. Việc hiến mô có thể thực hiện khi cá nhân còn sống hay ngay cả khi cá nhân đã chết. Bên cạnh đó, ngoài quyền hiến mô thì cá nhân cũng có quyền hiến bộ phận cơ thể, hiến xác của mình. Những quyền này là quyền nhân thân của cá nhân, không ai được phép ép buộc hay cấm đoán họ thực hiện. Điều này phù hợp với quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân tại khoản 3 Điều 20 Hiến pháp năm 2013.

Bảo vệ quyền nhân thân của vợ, chồng

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 bảo vệ quyền nhân thân của vợ, chồng. Cụ thể tại Điều 18 có quy định: “Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng quy định tại Luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ”.

Theo đó, khi đã kết hôn thì quyền được hiến mô của cá nhân người vợ hoặc người chồng đều không bị hạn chế bởi người còn lại. Vợ, chồng nếu có nhu cầu hiến mô thì có thể tiến hành các thủ tục đăng ký với các cơ sở ý tế có thẩm quyền. 

Như vậy, vợ, chồng hiến mô của mình không cần có sự đồng ý của người còn lại mà đó do chính bản thân người đó quyết định.

Bài viết hữu ích: Tư vấn pháp luật trước khi kết hôn

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.