Không đăng ký kết hôn cũng có nhiều lý do xuất phát có người cho rằng việc sống chung mà không đăng ký kết hôn sẽ không bị ràng buộc về sau, còn có nhiều trường hợp hôn nhân thực tế của các cặp vợ chồng từ trước năm 1987 đến nay. Vậy nếu muốn ly hôn nhưng không đăng ký kết hôn thì giải quyết như thế nào?
Việc vợ chồng không đăng ký kết hôn nhưng muốn ly hôn và được Tòa án chấp nhận giải quyết hay không còn phụ thuộc vào từng thời điểm kết hôn và pháp luật có cho phép hay không.
Trường hợp hôn nhân thực tế
Hôn nhân trước năm 1987 đến nay mà không đăng ký kết hôn.
Trường hợp không đăng ký kết hôn nhưng có quan hệ hôn nhân thực tế tồn tại ở thời điểm này thì vẫn được pháp luật công nhận. Vì vậy mà việc ly hôn sẽ được giải quyết như một vụ việc ly hôn có đăng ký kết hôn.
Việc kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn thời điểm này cho đến hiện nay theo quy định của Luật HN&GĐ 2014 hiện hành vẫn được coi là vợ chồng hợp pháp và vẫn được nhà nước khuyến khích nên đi đăng ký kết hôn.
Hôn nhân từ sau năm 1987 đến nay mà không đăng ký kết hôn.
Theo quy định của Luật HN&GĐ 2000 hai bên chung sống với nhau từ 03/01/1987 đến 01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn kể từ ngày Luật này có hiệu lực. Thời hạn đi đăng ký là 02 năm, kể từ ngày 01/01/2001 đến ngày 01/ 01/2003.
Nếu sau 01/01/2003 mà họ vẫn không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng hợp pháp.
Theo quy định của Luật HN&GĐ 2014 việc kết hôn không đăng ký kết hôn theo quy định thì không có giá trị pháp lý. Và khi không đăng ký kết hôn thì quan hệ vợ chồng chưa được xác lập, vì vậy vợ chồng không thể giải quyết theo thủ tục ly hôn được.