Vợ có được tự ý nạo, phá thai mà không cần sự đồng ý của chồng?

Người vợ mang thai là niềm hạnh phúc của nhiều cặp vợ chồng. Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau mà dẫn đến việc thai nhi bị phá bỏ. Quyết định này có thể được đưa ra bởi hai vợ chồng, hoặc chỉ được đưa ra bởi một mình người vợ. Vậy, vợ có được tự ý nạo, phá thai mà không cần sự đồng ý của chồng hay không?

Phụ nữ có quyền nạo, phá thai không?

Ở Việt Nam, phụ nữ có quyền nạo, phá thai. Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989: “Phụ nữ được quyền nạo thai, phá thai theo nguyện vọng, được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa, được theo dõi sức khỏe trong thời kỳ thai nghén, được phục vụ y tế khi sinh con tại các cơ sở y tế”.

Nhưng quyền này bị hạn chế, bởi hành vi phá thai trên 22 tuần tuổi (Quyết định số 4128/QĐ-BYT năm 2020) và phá thai do lựa chọn giới tính thai nhi (Điều 7 Pháp lệnh số 06/2003/PL-UBTVQH11, được hướng dẫn bởi Điều 10 Nghị định 104/2003/NĐ-CP) đều bị nghiêm cấm 

Chồng không đồng ý thì vợ có được nạo, phá thai không?

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ nào bắt buộc việc việc người vợ muốn thực hiện hành vi nạo, phá thai phải được sự đồng ý của người chồng hay không.

Nhưng dựa theo quy định tại Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình…” nên việc quyết định phá bỏ đi đứa con chung của cả hai vợ chồng là vấn đề quan trọng và phải cần sự bàn bạc, đưa ra quyết định chung từ cả người vợ lẫn người chồng. Về mặt pháp luật thì việc này thể hiện sự bình đẳng giữa vợ chồng, về mặt đạo đức thì việc này thể hiện tình nghĩa giữa cha con.

Như vậy, việc nạo, phá thai là quyền của phụ nữ nói chung và là quyền của người vợ nói riêng. Tuy nhiên, trong hôn nhân gia đình, người vợ không nên tự ý nạo, phá thai mà nên bàn bạc để cùng chồng quyết định.

Bài viết hữu ích: Dịch vụ đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.