Nhiều cặp vợ chồng khi xảy ra mâu thuẫn, người chồng dở thói vũ phu ra tay đánh vợ. Trong những lúc như vậy người vợ cần phải tránh khỏi sự nguy hiểm của người chồng. Vậy trường hợp này người vợ có quyền gì để hạn chế gặp chồng khi bị chồng đánh?
Biện pháp cấm tiếp xúc là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật phòng chống bạo luật gia đình năm 2022 giải thích biện pháp cấm tiếp xúc là: là biện pháp cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần người bị bạo lực gia đình hoặc sử dụng phương tiện, công cụ để thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
Theo điểm a khoản 1 Điều 3 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 thì hành vi chồng đánh vợ là hành vi cố ý gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người vợ và nó được coi là hành vi bạo lực gia đình. Trong lúc bị chồng đánh, người phụ nữ cần phải mạnh mẽ thoát khỏi sự nguy hiểm của người chồng bằng cách kêu gọi sự giúp đỡ của hàng xóm, láng giềng. Và sau đó vợ có quyền yêu cầu cơ quan chức năng áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc hạn chế gặp chồng khi bị chồng đánh.
Chồng có thể bị cấm tiếp xúc với vợ trong 3 ngày bởi hành vi đánh vợ
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định về việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc mỗi lần không quá 03 ngày trong trường hợp là:
Có đề nghị của người bị bạo lực gia đình đối với hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
Như vậy, trường hợp chồng đánh vợ thì người vợ có thể trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ra quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong vòng 3 ngày đối với người chồng.
Ngọc Tâm
Bài viết hữu ích: Tư vấn pháp luật trước khi kết hôn