Vợ lấy tiền riêng của chồng, có phạm pháp không?

Việc vợ chồng sống chung với nhau thường có các thỏa thuận riêng về tiền bạc, trách nhiệm, nghĩa vụ. Thế nhưng, hiện nay không ít các bà vợ lấy tiền riêng của chồng mà không có sự đồng ý của chồng. Vậy hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào?

Tiền của chồng có phải là tài sản riêng?

Theo Điều 43 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định: “Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.”

Theo Điều trên, tiền của chồng có thể được coi là tài sản riêng của chồng để phục vụ nhu cầu thiết yếu của bản thân.

Xử lý hành vi vợ lấy tiền của chồng?

Điều 58 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định hành vi bạo lực về kinh tế trong gia đình thì:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  1. Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình.
  2. Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động.
  3. Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.

Như vậy việc vợ lấy tiền của chồng có thể bị coi là hành vi chiếm đoạt tài sản, nhưng muốn xử phạt người vợ thì phải có đơn tố cáo của người chồng. Tuy nhiên để tránh bị vi phạm pháp luật, và “giữ” tiền cho chồng thì mỗi người vợ không nên tự ý lấy tiền của chồng mình. 

Từ ngày 01/01/2022 trong trường hợp vợ lấy hết tiền riêng của chồng sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Bài viết hữu ích: Tư vấn pháp luật trước khi kết hôn

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.