Vợ muốn hiến tạng có cần sự đồng ý của chồng ?

Hiến tạng được xem là việc làm nhân đạo, tự nguyện của mỗi cá nhân. Việc này đem lại giá trị nhân đạo lớn cho xã hội, cứu sống được nhiều người. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều gia đình ngăn cản, không ủng hộ việc người thân của mình thực hiện việc hiến tạng. Vậy vợ muốn hiến tạng có cần sự đồng ý của chồng không?

Hiến tạng là gì?

Hiến tạng được hiểu là việc một người tự nguyện hiến một phần nội tạng có trong thân thể mình khi đang khỏe mạnh, đã qua đời hay bị thương,… Hoạt động hiến tạng được điều chỉnh bởi Luật Hiến, lấy, ghép thi thể, bộ phận của người và hiến hoặc nhận xác 2006. Ghép tạng chủ yếu là ghép thận, tim, gan, phổi, tuỷ xương, máu,… Một số nội tạng khác sẽ có thể hiến được ngay khi người hiến đang chết não bao gồm hiến một phần gan, một bộ phận thận, một phần tụy, một phần phổi và một phần tim. Tuy nhiên trong mọi tình huống việc hiến tạng chỉ thực hiện khi người hiến đã qua đời hoặc chết não.

Có cần sự đồng ý của chồng mới được hiến tạng không?

Căn cứ theo Điều 5 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định về Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác như sau:

“Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác”.

Theo quy định trên, trong trường hợp người vợ có đủ năng lực hành vi dân sự, tức là khi người vợ trong trạng thái khỏe mạnh và minh mẫn muốn hiến tạng của mình thì có thể tự quyết định mà không cần sự đồng ý của chồng.

Bài viết hữu ích: Dịch vụ tư vấn pháp luật trước hôn nhân

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.