Xử lý thế nào khi phát hiện không phải con ruột sau khi ly hôn?

Ly hôn rồi phát hiện con không phải là con ruột của mình hiện nay không hiếm gặp.Vậy khi gặp trường hợp này sẽ giải quyết như thế nào? Có còn phát sinh nghĩa vụ nào đối với người con đó không?

Theo khoản 1 Điều 88 Luật HN&GĐ thì con chung của vợ chồng khi:
  • Sinh ra trong thời kỳ hôn nhân.
  • Do vợ mang thai trong thời kỳ hôn nhân.
  • Do vợ mang thai khi đang có quan hệ hôn nhân hợp pháp nhưng được sinh ra trong vòng 300 ngày sau khi chấm dứt quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật.
  • Sinh ra trước khi đăng ký kết hôn, được cha mẹ thừa nhận.

Do đó, dù trên thực tế con có thể không phải là con ruột nhưng nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì vẫn được xác định là con chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Khi ly hôn, dù thuận tình hay đơn phương thì sẽ có một người giành được quyền nuôi con và người không ở với con sẽ có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con. Và theo khoản 2 Điều 88 Luật HN&GĐ, nếu không thừa nhận con chung thì phải có chứng cứ và phải được Toà án xác định.

Như vậy, nếu phát hiện không phải con ruột sau khi ly hôn thì hậu quả sẽ như thế này:
  • Với người trực tiếp nuôi con sau ly hôn: Người không nhận con (sau khi đã có quyết định của Toà) sẽ không phải nuôi con nữa mà sẽ trao con lại cho người còn lại nuôi dưỡng, chăm sóc.
  • Với người cấp dưỡng sau ly hôn: Không phải thực hiện việc cấp dưỡng cho người con không phải là con ruột.

Như vậy, tuỳ vào việc sau khi ly hôn, chồng hoặc vợ có trực tiếp nuôi con không để xử lý theo từng trường hợp nêu trên. Tuy nhiên, dù trong trường hợp nào, việc người đó trực tiếp nuôi con hoặc cấp dưỡng cho con cũng sẽ dừng lại tại thời điểm được xác nhận của Toà án có thẩm quyền.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.