Theo Điều 5 BLTTDS 2015, trong quá trình giải quyết Đơn ly hôn, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu hoặc thỏa thuận với nhau. Vậy ai là người được quyền rút đơn ly hôn?
Trong đó, theo quy định tại Điều 68 BLTTDS 2015, đương sự có thể nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự. Là người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự.
Thuận tình ly hôn:
Thuận tình ly hôn là việc hai vợ chồng cùng thỏa thuận với nhau về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân và yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận này. Lúc này, theo quy định tại Điều 54 Luật HN&GĐ 2014, sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải.
Nếu hòa giải thành hai vợ chồng đoàn tụ, hai người cùng thỏa thuận rút đơn yêu cầu ly hôn và Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết. Nếu hòa giải không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Đơn phương xin ly hôn:
Theo quy định tại Điều 217 BLTTDS 2015:
“Khi người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì Tòa án sẽ tiến hành đình chỉ vụ án dân sự.”
Lúc này Tòa án xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý, trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo. Tòa án phải sao chụp, lưu lại để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.
Nếu xét thấy việc rút đơn yêu cầu ly hôn là tự nguyện Hội đồng xét xử sẽ chấp nhận và đình chỉ xét xử.
Như vậy, trong vụ án ly hôn đơn phương người có quyền rút đơn sẽ là người khởi kiện – người gửi đơn xin đơn phương ly hôn.