03 cách thức xử lý kết hôn trái pháp luật

Kết hôn trái pháp luật là hành vi vi phạm và cần được xử lý nghiêm minh, có thể xử lý hành vi kết hôn trái pháp luật theo 03 cách thức sau:

1. Hủy kết hôn trái pháp luật

Khi việc kết hôn trái pháp luật bị phát hiện và có yêu cầu xử lý, có hai trường hợp xảy ra:

  • Thứ nhất, việc kết hôn trái pháp luật đó không bị hủy do các bên đã đủ điều kiện kết hôn, có ý chí tự nguyện thừa nhận và muốn duy trì quan hệ đó. Đối với trường hợp này, ngoài giấy chứng nhận kết hôn vẫn có giá trị pháp lý, phải thêm ý chí tự nguyện của các bên và việc công nhận của Toà án bằng một quyết định có hiệu lực.
  • Thứ hai, việc kết hôn trái pháp luật bị hủy và giữa họ chưa từng tồn tại quan hệ vợ chồng.
2. Xử lý hành chính

Các trường hợp: tảo hôn, vi phạm quy định về cấm kết hôn, chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, kết hôn giả tạo,…Ví dụ, theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định, nếu người nào lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh; nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc thực hiện các mục đích trục lợi khác thì có thể bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng.

3. Xử lý hình sự

Một số trường hợp kết hôn trái pháp luật có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, được quy định tại Chương XVII Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Các trường hợp gồm cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện (Điều 181), tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng (Điều 182), tội tổ chức tảo hôn (Điều 183). Nếu có việc kết hôn giữa những người cùng trực hệ, đó có thể được khép vào Tội loạn luân tại Điều 184.

Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.