03 lưu ý khi đặt tên con

Quyền có họ, tên là một trong những quyền nhân thân được Bộ luật Dân sự 2015 ghi nhận. Bố, mẹ khi đặt tên cho con phải lưu ý 3 vấn đề sau:

1. Không được đặt tên xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác

Khoản 3 Điều 26 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự tại Điều 3 

Mặc dù vậy nhưng hiện nay pháp luật vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về trường hợp nào thì được coi là xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

2. Tên phải bằng tiếng Việt

Vẫn theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015, tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam.

Quy định này mới được đưa vào Bộ luật Dân sự 2015, trước đây, Bộ luật Dân sự 2005 không quy định về điều này. Do đó, trước khi Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực, vẫn có rất nhiều người đặt tên cho con theo tên nước ngoài, như: Võ Văn ToNy, Lê Messi,…

3. Không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ

Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 cũng chỉ rõ, những tên được đặt bằng số (1,2,3..), bằng một ký tự (@,#,..) mà không phải là chữ … sẽ không được chấp nhận.

Ngoài các trường hợp nêu trên, Bộ luật Dân sự không hạn chế độ dài của tên, tức cha mẹ có thể đặt tên con có một hoặc nhiều chữ.

Trên đây là 03 lưu ý khi đặt tên con đúng luật

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.