Kết hôn giả tạo thường được tổ chức khi một bên hoặc cả hai bên có ý đồ nào đó có lợi cho bản thân mình. Vậy xử phạt hôn nhân giả tạo ra sao?
Xử lý hành vi kết hôn giả để xuất cảnh, nhập cảnh theo pháp luật Việt Nam
Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
Thứ nhất: Việc kết hôn giả sẽ bị hủy bởi Tòa án khi có yêu cầu của chủ thể có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Thứ hai: Kết hôn giả có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
Thứ ba: Nếu người vi phạm là công chức, viên chức thì theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định: Công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia thì sẽ phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau đây
- Đối với công chức: Tùy theo mức độ mà bị khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức.
- Đối với viên chức: Cũng tùy theo mức độ mà bị khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.
Xử lý kỷ luật đảng: Đảng viên vi phạm quy định về cấm kết hôn thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ theo điểm a khoản 3 Điều 24 Quyết định số 102/QĐ năm 2017.
Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam